Đầu năm
2011, thị trường trong nước có thêm các "anh tài" trong giới công
nghệ, viễn thông tham gia sản xuất điện thoại thương hiệu Việt… Cũng từ khi đó,
giới chuyên gia đã lo ngại việc xuất hiện ồ ạt các thương hiệu "nội"
sẽ khiến chiếc bánh thị phần càng nhỏ đi và đẩy nhanh quá trình đào thải…
Không
như các năm 2009, 2010, giai đoạn được coi là thời kỳ "đỉnh" của các
nhà sản xuất điện thoại di động (ĐTDĐ) thương hiệu Việt, chiếm đến 40% thị phần,
năm 2011 thị trường điện thoại "nội" lại khá trầm lắng. Một nghịch lý
là có nhiều thương hiệu cùng cạnh tranh, nhưng bản thân các nhà sản xuất này
cũng không đưa ra được nhiều mẫu mã, ngay các thương hiệu có tuổi đời và thị
phần lớn như Q-Mobile, FPT Mobile cũng không đưa ra được nhiều mẫu mới. Chừng
đó thông tin cho thấy, các DN trong nước gặp khó khăn khi kinh doanh loại sản
phẩm này. Tuy không tiết lộ cụ thể về doanh số bán hàng, song đại diện Công ty
Viễn thông An Bình (thương hiệu Q-Mobile, từng chiếm 20% thị phần và thường có
doanh số bán hàng thuộc dạng cao nhất tại các siêu thị, hệ thống cửa hàng bán
điện thoại) cho biết, năm 2011 doanh số bán hàng của hãng chỉ bằng gần 40% so
với năm 2010. Đại diện DN này cũng cho biết thêm, những tháng đầu năm 2012,
doanh số bán hàng cũng không cao. Đại diện HiPT (thương hiệu hi-mobile) cũng
cho biết việc kinh doanh điện thoại thương hiệu Việt không còn thuận lợi…
Tìm
hướng đi nào thích hợp cho thị trường di động năm 2012 đang là bài toán khó với
các nhà sản xuất điện thoại thương hiệu Việt.Tìm hướng đi nào thích hợp cho thị
trường di động năm 2012 đang là bài toán khó với các nhà sản xuất điện thoại
thương hiệu Việt.
Bên
cạnh nguyên nhân khiến sản phẩm tiêu thụ chậm là do nền kinh tế khó khăn, người
dân phải cân nhắc khi chi tiêu, thì đại diện DN này cũng đã phân tích các lý do
quan trọng khác khiến ĐTDĐ của Q-Mobile và các thương hiệu khác bị mất dần thị
phần. Thứ nhất, đó là do thị trường trong nước có quá nhiều thương hiệu nội
cùng cạnh tranh (hơn 10 thương hiệu) trong khi sức tiêu thụ trên thị trường
không phải là lớn. Sau thời gian "làm mưa, làm gió", giành được thị
phần từ các tên tuổi nước ngoài bằng thế mạnh điện thoại tính năng 2 sim 2 sóng
giá rẻ khi các nhà sản xuất toàn cầu như Nokia, Samsung chưa thay đổi quan điểm
sản xuất, nhưng đến khi các thương hiệu lớn cho ra đời các dòng sản phẩm này
với giá cũng rẻ tương đương, DN trong nước đã dần bị thu hẹp thị phần. Đáng chú
ý, cuối tháng 8-2011, "người khổng lồ" Nokia đưa ra dòng máy 2 sim 2
sóng giá chỉ 900.000 đồng đến 2 triệu đồng và việc "trở lại" của
thương hiệu uy tín này đã đẩy nhiều DN sản xuất ĐTDĐ thương hiệu Việt vào cảnh
ế hàng. Thứ hai, ngoài phải cạnh tranh lẫn nhau, ĐTDĐ thương hiệu Việt chịu sự
cạnh tranh quyết liệt của các hãng nước ngoài. Cụ thể, sau khi các DN trong
nước đẩy mạnh sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) với nhiều tính năng
cao cấp, chẳng hạn cuối tháng 4-2011, Q-Mobile đưa ra dòng máy S10 có giá 4
triệu đồng thì thời gian sau, Samsung công bố đưa ra Galaxy Y chạy trên hệ điều
hành Android với giá 3,39 triệu đồng, LG đưa ra sản phẩm giá 3,5 triệu đồng.
Cùng một dòng sản phẩm, đương nhiên người tiêu dùng sẽ lựa chọn thương hiệu nổi
tiếng với uy tín, chất lượng có truyền thống tốt hơn. Có ý kiến cho rằng, sau
khi các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới này liên tiếp ra đời smartphone giá rẻ,
nhiều hãng trong nước đã phải dừng kế hoạch sản xuất điện thoại thông minh giá
rẻ. Tuy nhiên, đại diện của HiPT vẫn khẳng định, năm 2012, DN này tiếp tục phát
triển dòng smartphone nhằm tạo ra cơn sốt smartphone giá rẻ. Tập đoàn Viettel,
dù đã công bố sẽ chỉ sản xuất điện thoại thông minh có giá hơn 3 triệu đồng,
nhưng đến nay vẫn chưa thấy trình làng chiếc nào?!
Việt Nga
Nguồn trích dẫn:
http://www.dunghangviet.vn/hv/thi-truong/2012/02/dien-thoai-di-dong-thuong-hieu-viet-kho-khan-van-chong-chat.html
Thứ bảy,
18/02/2012, 09:59 GMT+7.
Nhận xét cá nhân:
Người
Việt ưu tiên dùng hàng Việt, với đầy đủ các tính năng công nghệ cao và giải trí
như: 2 sim, 2 sóng, nghe được nhạc, chụp ảnh, có thẻ nhớ.. những tưởng Điện
thoại Việt đã mở ra một bước tiến mới, nhưng giờ đây điện thoại Việt đang phải
cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu đại gia như Nokia, LG, Samsung.. Nếu
so với thời điểm này 1 năm về trước khi thị trường điện thoại di động thương
hiệu Việt chỉ xuất hiện một vài tên tuổi như FPT, Q-mobile thì nay đã có khoảng
vài chục nhãn hiệu với đủ loại điện thoại như Bluefone (CMC), Avio (VNPT),
Hi-mobile (HiPT), Mobistar, Mobel... Điểm chung của các mẫu điện thoại này là
giá rẻ, chỉ dao động trong khoảng từ vài trăm tới 1 triệu đồng. Các dòng sản
phẩm thông minh, ứng dụng 3G cũng chỉ có giá chưa tới 2 triệu đồng. Mặt khác,
sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc khiến người sử dụng e ngại khi mua sản
phẩm. Vì vậy, các thương hiệu Việt muốn chiến thắng ngay trên sân nhà thì: nên
đầu tư xây các nhà máy sản xuất, cải thiện đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao
trình độ sửa chữa máy móc, đưa máy có chất lượng hơn để mang nhiều người tiêu
dùng Việt đến với ĐTDĐ thương hiệu Việt hơn nữa.
Người viết bài:
Họ và tên: Đặng Thị Thanh Thúy
Lớp: DHKQ5
Mã số sinh viên: 09084651
Lớp học phần: 210701701
Trường: ĐH Công Nghiệp Tp. Hồ Chí
Minh
Số điện thoại: 01653778117
|